Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Tôi không có tiền vợ vẫn đòi nợ

Em là người con gái xinh đẹp, đáng yêu, nấu ăn ngon, biết lễ nghĩa, việc nhà và việc ngoài xã hội em đều đảm. Năm đầu sau cưới, cuộc sống hôn nhân của tôi rất đẹp. Tôi làm nhân viên cho một tập đoàn lớn, lương 25 triệu mỗi tháng, đưa em 15 triệu, còn lại giữ để chi tiêu. Vợ làm nhân viên ngân hàng, trước thu nhập của em trung bình từ 15 đến 20 triệu mỗi tháng. Từ khi mang thai và doạ sinh non, em nghỉ ở nhà, mọi chi tiêu trong nhà tôi là người gánh vác.

Cuộc sống sẽ không có nhiều thay đổi và hạnh phúc nếu như tôi không quyết định nghỉ việc ở tập đoàn lớn để khởi nghiệp khi vợ vừa sinh con một tháng. Vợ khóc và tìm mọi cách thuyết phục tôi vì chúng tôi chưa có nhà riêng, vẫn phải thuê, lại con nhỏ. Tôi quyết chí phải lập nghiệp để kiếm tiền cho gia đình, để nuôi con và lo cho vợ. Gia đình và em phản đối nhưng tôi vẫn quyết làm. Thấy tôi quyết tâm nên em đành đồng ý. Công việc mới thay đổi nên tôi có lấy một số vốn của vợ chồng dành dụm hồi mới cưới để làm ăn, chẳng may thua lỗ, nợ càng thêm nợ, tôi càng phải cố gắng quyết tâm nhiều hơn.

Sinh con xong nên em ở nhà bán hàng online, cuối cùng gây dựng được một cửa hàng. Thu nhập hàng tháng cũng đủ để trang trải chi tiêu trong gia đình. Em cứ như vậy vừa nuôi con vừa bán hàng, trộm vía bé nhà tôi rất bụ bẫm, ngoan ngoãn, lại thông minh hiểu chuyện. Để có những đơn hàng lớn tôi phải đi tiếp khách và ăn nhậu nhiều. Một tuần tôi phải đi đến 5 ngày, tiếp khách về cũng muộn, đa phần 2, 3h sáng mới về nhà khi vợ con đã ngủ. Thời gian để chơi với con và chăm sóc thể hiện tình cảm với vợ không nhiều. Suốt 2 năm kể từ khi tôi nghỉ việc, cuối cùng công việc của tôi cũng tiến triển, bắt đầu kiếm được thu nhập đều đặn, mỗi tháng đưa vợ 15 triệu, tuy nhiên có tháng đưa tháng thiếu. Hơn nữa trong quá trình làm ăn tôi cũng vay của vợ 300 triệu và thêm 50 triệu nữa nhưng hứa mà không trả đúng hạn.

Hôm nay chúng tôi cãi nhau. Bình thường em vẫn dịu Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog dàng và đáp ứng tôi, giờ thì không. Vợ bảo em không đòi tôi trả nợ ngay nhưng phải cho em một cái hẹn đúng để em còn thu xếp tài chính cho gia đình, gần đây công việc làm ăn của em cũng gặp khó khăn. Tôi thấy em chẳng cần tiêu gì đến tiền nhưng cứ một mực đòi. Tôi còn nghĩ chắc em kể hết chuyện này với những người bạn, họ cười chê làm tôi càng điên tiết. Tôi thấy đã là vợ chồng phải chia sẻ khó khăn với nhau, em đòi tiền trong lúc tôi không có đồng nào trong người, đang dịch bệnh như thế này thật là ích kỷ. Hay em không còn yêu tôi nữa, có người khác bên ngoài. 2 năm vừa qua tôi không có nhiều tiền nhưng đã cố gắng hết sức để làm việc lo cho gia đình một tương lai sáng hơn chứ không lười nhác. Cuộc cãi vã ngày hôm nay khiến tôi suy nghĩ và cảm thấy chán nản với vợ. Mong được các bạn chia sẻ.

Lâm

Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus

Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus - VnExpress
VnExpress
   

Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus

Những câu hỏi về Covid-19
Khi hệ miễn dịch và virus chiến đấu, cơ thể có biểu hiện bị sốt, sưng tấy vùng tổn thương... nhằm làm chậm tốc độ sinh sản của virus.

BTV: Thuỳ Ngân

Nhịp sống Thứ tư, 1/4/2020, 06:00 (GMT+7)

 

Doanh nghiệp triển khai quỹ hỗ trợ tài xế công nghệ, nếu mắc Covid-19 hoặc phải cách ly vẫn nhận 50% thu nhập

Theo thông báo mới nhất được Bộ Y tế cập nhật lúc 7h sáng 31/3, trên toàn thế giới hiện ghi nhận 784.005 người mắc Covid-19, 37.778 người trong số đó đã tử vong vì đại dịch này. Tại Việt Nam hiện cũng đã ghi nhận 204 ca bệnh, trong đó có 55 người đã được điều trị khỏi. Cho tới hiện tại, dịch bệnh vẫn còn những diễn biến hết sức khó lường và phức tạp, kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt đời sống, mọi thành phần xã hội, mọi ngành nghề.  

Doanh nghiệp triển khai quỹ hỗ trợ tài xế công nghệ, nếu mắc Covid-19 hoặc phải cách ly vẫn nhận 50% thu nhập - Ảnh 1.

Nhằm góp phần cùng cả nước chung tay trong "cuộc chiến Covid-19", BAEMIN - ứng dụng giao đồ ăn nhanh vừa triển khai một chương trình dành cho các đối tác tài xế của hãng, hỗ trợ đối tác tài xế vượt qua những khó khăn mùa dịch.

Cụ thể, chương trình của BAEMIN có tên "Hỗ trợ Giảm nhẹ hậu quả Covid-19" với quỹ hỗ trợ lên tới hơn 1 tỷ đồng. Theo quy định của chương trình này, các đối tác tài xế sẽ được hãng hỗ trợ 50% thu nhập trong 14 ngày gần nhất (tối đa 2.000.000 VND) nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

- Có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (mắc Covid-19).

- Có tên trong danh sách được yêu cầu cách ly tập trung hoặc Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog yêu cầu tự cách ly theo quyết định của Cơ quan Y tế/ Ủy ban Nhân dân các cấp do ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19.

Động thái này của BAEMIN thể hiện nỗ lực của hãng trong việc chung tay với các đối tác tài xế nói riêng, cũng như cả nước trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. 

Bộ đội chắt chiu từng giọt nước khi bám đường biên chống dịch

Chốt kiểm soát phòng chống Covid-19 ở mốc 170 (3) được lập ngày 30/1, trên gò đất phẳng phía đông huyện Mường Khương, cách biên giới ở ngã ba sông Xanh - sông Chảy chừng một km.

Đứng ở mái lán nhỏ lợp bằng cỏ tranh, Lù A Vinh và đồng đội có thể nhìn rõ phía dưới, nơi bên trái là nhà máy thuỷ điện của Trung Quốc, bên kia sông là chốt của đồn Biên phòng Simacai (tỉnh Lào Cai). Nhiệm vụ của các anh là chốt chặn, kiểm soát người qua lại biên giới trái phép để ngăn dịch bệnh lây lan.

Bộ đội Biên phòng chốt 170 (3) quan sát dọc biên giới, phía dưới là ngã ba sông Xanh - sông Chảy, nơi có nhà máy thuỷ điện của Trung Quốc (ngôi nhà to) và bên kia sông là chốt chặn của đồn Biên phòng Simacai.

Bộ đội Biên phòng chốt 170 (3) quan sát dọc biên giới, phía dưới là ngã ba sông Xanh - sông Chảy, nơi có nhà máy thuỷ điện của Trung Quốc (ngôi nhà to) và bên kia sông là chốt chặn của đồn Biên phòng Simacai. Ảnh: Gia Khâu

Xách chiếc ấm đun nước khói bám đen, Vinh mở nắp, đổ đầy nước, đặt lên bếp kê tạm bằng đá và ba thanh sắt. Mỗi ấm khoảng 3 lít, đủ cho bốn người uống trong một ngày. "Riêng nước uống, nước nấu cơm, canh cũng đã hơn 10 lít, nên lượng nước 10 lít còn lại phải dùng rất tiết kiệm mới đủ cho hai ngày", anh nói.

Vinh rửa rau trong chậu nước màu vàng đục. Đây là nước được những người lính lấy dưới sông lên để rửa rau, rửa bát..., khi nào sạch mới tráng lại bằng nước mang từ đồn. "Nước sông ô nhiễm lắm, nhưng quanh chốt vài cây số không có nổi một khe nước nhỏ nên bắt buộc phải dùng thôi", Vinh cho hay.

Bữa cơm chiều biên giới đạm bạc và nhanh chóng kết thúc dưới ráng chiều vàng vọt. Dọn dẹp xong, cả bốn người đi tuần dọc bờ sông đến 23h về lán, tiếp tục thay nhau gác đến sáng. Cả ngày tuần tra rồi vào bếp nấu cơm, lớp mồ hôi này chưa kịp khô thì lớp khác đã túa ra khiến chiếc áo Vinh mặc khô cong. Anh chỉ dám lấy chút nước làm ướt khăn, lau mặt rồi lau qua người, ngả lưng xuống tấm ván kê trong lán chợp mắt, chờ đến ca gác.

"Điều kiện sinh hoạt khó khăn, để đảm bảo sức khoẻ cho bộ đội, cứ hai ngày một lần, chúng tôi lại thay ca, để những người trực được về đồn tắm giặt, nghỉ ngơi, khi quay lại thì mang theo nước ra chốt", đại úy Tẩn Sành Nhàn, Chính trị viên phó, người được giao phụ trách chốt 170 (3) cho hay.

Đại uý Lù A Vinh luộc rau, chuẩn bị bữa cơm cho đồng đội đang gác. Ảnh: Gia Khâu

Đại uý Lù A Vinh luộc rau, chuẩn bị bữa cơm cho đồng đội đang gác. Ảnh: Gia Khâu

Cách đó vài km, cán bộ, chiến sĩ ở chốt 168 (2) cũng sống trong cảnh thiếu nước sạch trầm trọng. Dù quãng đường từ đồn đến chốt gần hơn so với 170 (3), nhưng nước sạch không thể đưa từ đồn vào do đường đi quá khó khăn. Một bên là núi cao, một bên vực sâu, đoạn đường 8 km đã bị mưa lớn xói mòn trơ đá với nhiều khúc cua tay áo, chỉ những người giàu kinh nghiệm mới có thể lái xe qua.

Để có nước nấu ăn, từ ngày đầu lập chốt, bộ đội chia nhau đi tìm mạch nguồn, khe suối. May mắn là cách chốt vài cây số có một mạch nước nhỏ, người dân dùng dây dẫn về chân ruộng để làm nương. Hàng ngày, những lúc rảnh rỗi, bộ đội lại xách can nhựa đi hứng nước.

"Nước ở đây bị nhiễm đá vôi nên sau khi lấy về chúng tôi phải lắng nhiều lần mới dùng được. Chắc là vẫn chưa sạch vì ấm nhôm đun nước sau vài hôm đã bị một lớp bột trắng bám đáy. Đời lính ăn núi ngủ rừng, anh em chấp nhận thôi", thiếu tá Lê Văn Khương nói.

Cũng như đồng đội chốt trên, anh Khương không có nước tắm dù chốt ở cạnh sông do nước nhuốm màu xanh ô nhiễm. Mái lán giữa thung lũng cũng khô khốc khi hàng ngày hứng những đợt gió nóng hanh hao.

Thiếu tá Đinh Công Vỹ và Tống Hồng Vân ở chốt 168 (2) vác nước hứng từ khe suối nhỏ về lán nấu ăn và sinh hoạt. Ảnh: Hoàng Thuỳ

Thiếu tá Đinh Công Vỹ và Tống Hồng Vân ở chốt 168 (2) vác nước hứng từ khe suối nhỏ về lán nấu ăn và sinh hoạt. Ảnh: Hoàng Thuỳ

Trung tá Đinh Văn Lào, Chính trị viên đồn Biên phòng Tả Gia khâu cho hay, khu vực đồn đóng quân được ví là "Trường Sa cạn" vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, thiếu nước. Thổ nhưỡng ở đây chỉ toàn đá xít nghèo chất dinh dưỡng và không giữ nước, mỗi khi mưa xuống nước lại trôi tuột đi. Cả vùng chỉ có một nguồn nước duy nhất từ khe đá trên núi Phìn Chư, cách đơn vị hơn 5 km.

Theo anh Lào, năm ngoái vẫn còn cảnh ban ngày bà con đi lấy nước để sản xuất và sinh hoạt, chiều tối mới đến lượt bộ đội nên Đồn có hẳn "đội săn nước đêm". Để những người lính và nhân dân ở Tả Gia Khâu bớt khổ, gần đây Bộ Quốc phòng đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng dẫn nước về đồn, người dân trong vùng có thể đến lấy về sử dụng. Tuy vậy, các chốt phòng chống Covid-19 hiện nay đều đóng cách xa đồn, đường xá đi lại khó khăn.

Đại tá Kiều Phi Hùng, phó chỉ huy, tham mưu trưởng Biên phòng Lào Cai nghẹn lời khi nhắc đến những đồng đội đang làm nhiệm vụ chốt chặn ở biên giới. "Thời tiết khắc nghiệt, nước thiếu Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đến nỗi cây cối còn không sống được, người dân bỏ đi nơi khác sống, nhưng bộ đội vẫn ở đó, vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà không một lời than thở", anh nói.

Bộ đội Biên phòng Tả Gia Khâu, Lào Cai canh biên giới
 
 
Bộ đội Biên phòng Tả Gia Khâu, Lào Cai canh biên giới

Bộ đội biên phòng Lao Cai tuần tra đường biên trong mùa dịch. Video: Đức Nguyễn

Vừa qua biên phòng Lào Cai lập 41 chốt kiểm soát dịch bệnh, đặt tại các đường mòn, lối mở dọc biên giới trải dài hơn 182 km.

Hàng ngày, các tổ công tác gồm bộ đội biên phòng, dân quân, tự vệ địa phương... đi tuần tra, kiểm soát liên tục để ngăn chặn người xuất, nhập cảnh trái phép, không để dịch bệnh xâm nhập vào nội địa.

Hà Nội lập chốt xét nghiệm tại cửa ngõ

Ngày 31/3, triển khai các biện pháp phòng, chống Covid-19, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo từ 0h ngày 1/4 gia đình cách ly với gia đình; thôn, bản/cụm dân cư cách ly với thôn bản/cụm dân cư; xã phường cách ly với xã phường; quận huyện cách ly với quận huyện. Thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố, "mọi người dân ở nhà, chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc, cấp cứu và trường hợp khẩn cấp".

Nhân viên y tế làm việc tại một trong những chốt xét nghiệm nhanh đầu tiên, đóng ở quận Đống Đa ngày 31/3. Ảnh: Giang Huy.

Nhân viên y tế làm việc tại một trong những chốt xét Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nghiệm nhanh đầu tiên, đóng ở quận Đống Đa ngày 31/3. Ảnh: Giang Huy.

Biện pháp "cách ly" lúc này được kỳ vọng có tác dụng lớn, có tính chất quyết định đến việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Thành phố kêu gọi "người dân thủ đô bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ". Chính quyền cam kết đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết nên không phải tích trữ.

Công an thành phố được giao phối hợp Sở Giao thông Vận tải lập các chốt kiểm soát; phối hợp với Sở Y tế tổ chức chốt xét nghiệm nhanh tại một số cửa ngõ chính. Chính quyền xã, phường, thị trấn và các đội phản ứng nhanh trực 24/24h để tiếp nhận thông tin về các dấu hiệu nghi ngờ của người bệnh, tổ chức nhanh lấy mẫu xét nghiệm.

Với cơ quan nhà nước, Hà Nội yêu cầu làm việc tại nhà, chỉ đến công sở trong trường hợp cần thiết. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ đóng cửa. Ai có bất cứ mối liên hệ nào tới "ổ dịch" tại Bệnh viện Bạch Mai hoặc người đi từ các vùng dịch ở các nước về cần ngay lập tức phải cách ly tại nhà và khẩn trương khai báo y tế tự nguyện, lấy mẫu xét nghiệm.

Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, công trường xây dựng tổ chức cho cán bộ công nhân viên, người lao động nghỉ tại nhà, nơi cư trú, tại nhà máy, tại công trường xây dựng (nếu có), trừ các trường hợp sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu. Các trường hợp được tổ chức sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ nghiêm ngặt về bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn...

Hà Nội yêu cầu không hội họp, không tổ chức các sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; dừng triệt để nghi lễ tôn giáo, hoạt động tập trung từ 20 người; dừng hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng. Trường hợp tập trung dưới 20 người phải khử khuẩn vệ sinh y tế, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang và thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m.

Bộ Tư lệnh Thủ đô cùng lực lượng y tế tiếp tục quản lý các khu cách ly tập trung, tách bạch trường hợp mới cách ly và đang cách ly; thực hiện giãn mật độ phù hợp, không để lây chéo.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đảm bảo an sinh xã hội với đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động mất việc làm không có bảo hiểm thất nghiệp; phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố đảm bảo chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Ca Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở Hà Nội vào ngày 6/3. Tính đến tối 31/3, Hà Nội có 86 trường hợp dương tính, nhiều nhất cả nước, trong đó 33 ca liên quan Bệnh viện Bạch Mai.

Võ Hải

Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì "chuyện ấy" với huyền thoại AC Milan

Mới đây, người đẹp Martina Colombiaari đã chia sẻ rất thẳng thắng về những chuyện "chăn gối" có phần hoang đường của mình và Alessandro Costacurta. Người đẹp 44 tuổi nói: ""Chuyện ấy" với Alessandro khiến đầu gối của tôi bị tàn phá. Giờ thì cái đầu gối của tôi coi như xong rồi" .

Alessandro Costacurta ra mắt cho AC Milan ở mùa 86/87 và sau đó có 663 trận ra sân cho CLB Italia. Trong khi đó, vợ anh, Martina Colombiaari đăng Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog quang hoa hậu Italia năm 1991, khi mới 16 tuổi. Cặp đôi kết hôn năm 2004 và cậu con trai Achille cũng chào đời cùng năm đó.

Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 1.

Alessandro Costacurta

Dù đã cao tuổi, Martina Colombiaari vẫn duy trì được thân hình hoàn hảo nhờ chăm chỉ tập luyện Yoga. Cô thường xuyên khoe những khung hình nóng bỏng của mình lên tài khoản Instagram có gần 1 triệu người theo dõi.

Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 2.

Martina Colombiaari

Hẳn giờ đây, người ta sẽ phải tự hỏi cựu hoa hậu Italia đã làm những gì cùng Alessandro Costacurta mới khiến cho đầu gối của cô bị chấn thương...

Xem thêm ảnh nàng Martina Colombiaari xinh đẹp:

Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 3.
Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 4.
Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 5.
Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 6.
Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 7.
Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 8.

Trẻ em có thể là nguồn lây truyền nCoV tiềm tàng

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tỉnh Chiết Giang, đứng đầu là Song Qifa, thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Ninh Ba, và Chen Dong thuộc Bệnh viện Trung ương Ôn Châu, đăng tải trên tạp chí Lancet ngày 25/3.

Các nhà khoa học phân tích dữ liệu sức khỏe của 36 bệnh nhi Covid-19, độ tuổi từ một đến 16, kể từ tháng 1 đến cuối tháng 2. Trong đó 7 trường hợp biểu hiện triệu chứng hô hấp nhẹ, không có ca nào nghiêm trọng. Trẻ em từ hai thành phố Ôn Châu và Ninh Ba chiếm 5% tổng số ca bệnh. Tất cả đều đã tiếp xúc gần với thành viên gia đình mắc Covid-19 hoặc từng tới ổ dịch.

Nghiên cứu chỉ ra rằng so với bệnh nhân trưởng thành, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như ho, sốt và viêm phổi ở trẻ em ít nghiêm trọng. Biểu hiện bệnh cũng nhẹ hơn nhiều so với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

"nCoV ít ảnh hưởng đến trẻ em. Covid-19 truyền nhiễm mạnh nhưng lại không biểu hiện nhiều ở trẻ nhỏ", các nhà khoa học cho biết.

Trẻ em đeo khẩu trang vui chơi tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Trẻ em đeo khẩu trang vui chơi tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Song lượng lớn bệnh nhi không triệu chứng và không có thông tin dịch tễ rõ ràng làm tăng nguy cơ lây lan trong cộng đồng, trở thành thách thức đối với hệ thống y tế của các quốc gia.

"Phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu là bằng chứng rõ ràng cho thấy trẻ em dễ bị nhiễm bệnh, nhưng không được chú ý. Điều này có thể thúc đẩy khả năng truyền nhiễm của virus", hai chuyên gia y tế người Canada là Alyson Kelvin và Scott Halperin nhận định.

Họ cũng cảnh báo, cần tìm hiểu thêm về vai trò của trẻ trong chuỗi lây truyền virus, đồng thời cho rằng các nước nên cân nhắc đến yếu tố này khi hoạch định chính sách khống chế đại dịch và bảo vệ những người dễ bị ảnh hưởng.

Nghiên cứu độc lập khác công bố trên Tạp chí Y học New England cho ra kết quả tương tự. Trong số 171 trẻ em tại Vũ Hán, 15,8% không có triệu chứng hoặc không biểu hiện ngay lập tức.

Phân tích thực hiện ở thành phố Vũ Hán bởi các nhà khoa học Bắc Kinh và Hong Kong cũng chỉ ra rằng: "Bệnh nhân không có triệu chứng không phải điều quá hiếm gặp. Việc xác định khả năng lây nhiễm của những người này là tương đối quan trọng trong phát triển hướng dẫn điều trị và kiểm soát đại dịch".

Nhiều bậc cha mẹ tại Trung Quốc cho rằng hiện còn quá sớm để cho trẻ đi học trở lại. Ảnh: AFP

Nhiều bậc cha mẹ tại Trung Quốc cho rằng hiện còn quá sớm để cho trẻ đi học trở lại. Ảnh: AFP

Nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại việc đóng cửa trường học sẽ ảnh hưởng tới những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không thể tiếp cận việc học trực tuyến.

Tại Trung Quốc, các cha mẹ có nhiều luồng quan điểm khi nhắc tới vấn đề này.

Xu Zhen, phụ huynh của một bé gái 11 tuổi sinh sống tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô, cho rằng nguy cơ lây nhiễm thấp dù trường học mở cửa Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog trở lại vào tháng tới.

"Thành phố của tôi không có bệnh nhân mới trong nhiều tuần liền, cũng chưa báo cáo ca bệnh nào từ nước ngoài. Tôi nghĩ tình hình đang được kiểm soát", cô nói.

Đối với Shen Juan, giờ vẫn còn quá sớm để con trai 7 tuổi của cô nhập học, bởi dịch bệnh diễn biến khó lường. Ủy ban y tế của thành phố Bắc Kinh cho biết gần 95% trường hợp đã hồi phục. Song gần đây số ca bệnh tới từ nước ngoài gia tăng.

Ngày 30/3, Trung Quốc không ghi nhận ca dương tính mới. Tổng số bệnh nhân từ đầu mùa dịch của nước này là hơn 81.000. Trong đó khoảng 75.000 người đã được điều trị thành công.

Thục Linh (Theo SCMP )

Trận cầu 17 tấm thẻ là "bước ngoặt quyết định" đưa CLB Hà Nội đến tột cùng vinh quang

Dưới sự tài trợ của tập đoàn T&T, CLB Hà Nội T&T ra mắt giữa năm 2006. Được sự đầu tư mạnh mẽ, cùng dàn cầu thủ tinh nhuệ, họ có bước khởi đầu cực kỳ thành công với 3 mùa đầu tiên thăng liền 3 hạng, mà mùa giải hạng Nhất 2008 là bước ngoặt then chốt nhất. Ở đó, họ có trận đấu vòng cuối gặp Quân khu 4 đầy căng thẳng, và tạo nên "cơn mưa thẻ" thực sự cho ngày tranh ngôi vô địch.

Khởi đầu mùa giải 2008, CLB Hà Nội T&T được đầu tư mạnh tay nhất trong số các đội tham gia giải hạng Nhất Quốc gia, với hơn 10 tỷ đồng cho mục tiêu thăng hạng V.League. Với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, hàng loạt cầu thủ danh tiếng như thủ môn Dương Hồng Sơn, trung vệ Phạm Như Thuần, Văn Sĩ Sơn, tuyển thủ U23 Việt Nam Nguyễn Thành Long Giang - cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2 năm liền.

Về ngoại binh, họ có được những cầu thủ rất đáng chú ý là bộ đôi Brazil Cristiano và Casiano.

Trận cầu 17 tấm thẻ là bước ngoặt quyết định đưa CLB Hà Nội đến tột cùng vinh quang - Ảnh 1.

Thủ thành Dương Hồng Sơn đeo băng đội trưởng Hà Nội T&T.

Mùa giải 2008 của CLB Hà Nội T&T khởi đầu suôn sẻ, thì đột nhiên ngày 9/3 năm ấy, có đến 5 cầu thủ của họ bị phát hiện có hành vi sử dụng thuốc lắc ở khách sạn Mai Vinh (thành phố Hồ Chí Minh).

Tại cơ quan công an, 5 cầu thủ này đã khai nhận hành vi của mình. Theo đó, chiều ngày 8/3, CLB T&T đã thắng CLB Tiền Giang với tỷ số 2-1 ngay trên sân khách. Để ăn mừng chiến thắng và “mừng ngày quốc tế Phụ nữ”, 5 cầu thủ Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog của CLB T&T đã rủ nhau đến khách sạn Mai Vinh tìm dịch vụ “em út”.

Tuy nhiên, trong 5 cầu thủ, có 1 cầu thủ dẫn vợ theo nên chỉ ngồi chơi, 4 cầu thủ còn lại cặp bồ với 4 "em út". Chưa thỏa cơn hưng phấn, lúc 1 giờ 30 sáng ngày 9/3, nhóm cầu thủ này kéo vào phòng 403 của khách sạn Mai Vinh để "lắc". Lúc 3 giờ ngày 9/3, khi công an ập vào phòng 403, đã bắt quả tang 5 cầu thủ cùng 4 "em út" đang thác loạn trong tiếng nhạc chát chúa. Tại đây, công an thu giữ 6 viên ma túy tổng hợp và nhiều bao cao su chưa sử dụng.

Tại cơ quan công an, các cầu thủ khai nhận, số thuốc ma túy đó là do cầu thủ Lê Hoàng Anh Thy (28 tuổi) trực tiếp đi mua với giá 200.000 đồng/viên. Tuy nhiên khi tiến hành test các cầu thủ thì cho kết quả âm tính. Giải thích trường hợp này, công an cho rằng loại thuốc mà các cầu thủ đã sử dụng rất mới nên dụng cụ test thường đã cho ra kết quả âm tính. Chính vì thế, 5 cầu thủ trên và 23 đối tượng khác chỉ bị xử phạt hành chính và được tại ngoại.

Ngay sau sự việc này, CLB đã lập tức có hình thức kỉ luật đối với Ban huấn luyện (phạt tiền và khiển trách) cùng 5 cầu thủ này, trong đó Lê Hoàng Anh Thy - người mua thuốc lắc và rủ rê đồng đội, bị sa thải khỏi đội. Bốn cầu thủ khác bị cắt lương, thưởng và treo giò hết tháng Ba.

Tuy vậy, do sức ép thành tích (ngay sau khi 5 cầu thủ dính líu vào ma tuý đội đã thua trên sân nhà) và đặc biệt là sức ép từ phía đội bóng, lãnh đạo đội đã cho 4 cầu thủ này tiếp tục thi đấu ngay trong tháng Ba, chỉ bị treo giò 1 trận.

Trận "chung kết" ở lượt trận cuối mùa giải hạng Nhất 2008, cả CLB Hà Nội T&T lẫn Quân khu 4 đều đã có trong tay chiếc vé thăng hạng khi Cao su Đồng Tháp "tự bắn vào chân mình". Tuy nhiên, CLB Hà Nội cần một chiến thắng để lên ngôi vô địch, trong khi với Quân khu 4, họ chỉ cần một trận hòa là đủ.

Trận đấu diễn ra cực kỳ thăng hoa và máu lửa, song ngạc nhiên, Quân khu 4 mới là đội có bàn thắng mở tỷ số. Trên chấm phạt đền, Lazaro thản nhiên thực hiện cú panenka đầy bản lĩnh, đưa đội nhà vượt lên, đẩy Hà Nội vào thế khó với việc Xuân Tú bị truất quyền thi đấu vì chơi bóng bằng tay để cản cú đặt lòng của chính Lazaro, tạo nên quả phạt đền mở tỷ số.

Nhưng đây cũng là lúc trận đấu được đẩy lên cao đầu kịch tính. Bị "tổn thương", các cầu thủ Hà Nội T&T căng hết sức để "đòi lại" chức vô địch. Những nỗ lực của họ khiến cho Quân khu 4 bị đuổi đến 3 cầu thủ, cũng như hai đội phải nhận tổng cộng đến 13 chiếc thẻ vàng. Dẫu vậy, đội bóng thủ đô chỉ có được 1 bàn thắng từ cú sút phạt đền của thủ thành Dương Hồng Sơn vào cuối trận.

Một trận hòa không đủ để CLB Hà Nội T&T đoạt ngôi vô địch. Tuy nhiên với việc thăng hạng lên V.League, họ khởi đi một thế lực "nghiêng trời lệch đất" của bóng đá Việt Nam suốt hơn 10 năm trời qua. Mười một mùa bóng tính từ sau trận đấu "mưa thẻ" ấy, họ vô địch V.League 5 lần, cùng 4 lần đoạt ngôi Á quân.

Mùa giải gần nhất, với đội hình đông đặc tuyển thủ quốc gia, CLB Hà Nội (đổi tên từ Hà Nội T&T) "thâu tóm" toàn bộ danh hiệu quốc nội với chức vô địch V.League, cúp Quốc gia lẫn siêu cúp Quốc gia Việt Nam.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Nghìn người dùng chung một toilet giữa Covid-19

Tình cảnh của anh rất thê thảm. Căn lán nhỏ lụp xụp ở khu ổ chuột Valmiki không có nước sinh hoạt hay toilet, gia đình thì sắp cạn kiệt thức ăn. Mahender không thể đi làm và không có thu nhập. Anh đang cố gắng tuân thủ lệnh phong toả 21 ngày của Thủ tướng Narenda Modi nhằm kiềm chế sự lây lan của nCoV. Quốc gia 1,3 tỷ dân hiện ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm, 27 ca tử vong.

"Cách biệt cộng đồng không chỉ là với người bệnh, mà còn là mọi người với nhau, trong đó có các bạn và thậm chí gia đình các bạn", ông Modi nói trong bài phát biểu tuần trước.

Điều đó phù hợp với tầng lớp trung và thượng lưu của Ấn Độ, những người có thể tránh dịch trong những căn hộ, đi dạo trong những khoảnh vườn của họ, thưởng thức các món từ những chiếc tủ trữ đầy đồ ăn và thậm chí làm việc ở nhà với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, sự hỗn loạn xảy ra khắp Ấn Độ những ngày gần đây cho thấy rằng với 74 triệu người, tương đương 1/6 dân số, đang sống bấp bênh trong những khu ổ chuột, cách biệt cộng đồng là điều không thể.

"Lối đi quá hẹp đến mức khi đi qua nhau, chúng tôi không thể không chạm vào vai người kia", Mahender nói. "Tất cả chúng tôi dùng chung một toilet ngoài trời và có 20 gia đình sống ngay gần căn nhà nhỏ của tôi. Chúng tôi thực sự đang sống cùng nhau. Nếu một người ngã bệnh, tất cả cũng sẽ ngã bệnh theo".

Người dân ở một khu ổ chuột Mumbai, hầu hết không có khẩu trang, cho hay họ sẽ chết đói vì không thể đi làm, chứ không phải chết vì nCoV. Ảnh: AFP

Người dân ở một khu ổ chuột Mumbai, hầu hết không có khẩu trang, cho hay họ sẽ chết đói vì không thể đi làm, chứ không phải chết vì nCoV. Ảnh: AFP

Ít nhất một người ở một khu ổ chuột Mumbai đã dương tính với nCoV. Lo lắng về dịch bệnh, hàng nghìn lao động nhập cư đã rời khỏi những khu ổ chuột về vùng nông thôn bằng xe buýt, thậm chí đi bộ, làm dấy lên lo ngại họ sẽ đưa virus về quê nhà.

Trong một bài phát biểu hôm qua, nhận thức được tình cảnh hỗn loạn do lệnh phong toả gây ra với người nghèo, ông Modi đã cầu xin tha thứ . Tuy nhiên, ông cũng mong mọi người hãy thông cảm bởi không còn lựa chọn nào khác.

Nước là một trong những lý do lớn nhất khiến người nghèo Ấn Độ rời khỏi nhà mỗi ngày. Sia, một thợ xây nhập cư ở Gurugram, gần New Delhi, thức dậy lúc 5h sáng và chống lại lời kêu gọi của thủ tướng ở yên trong nhà. Lý do là cô cần phải đi bộ 100 mét đến một bể nước phục vụ cho khu ổ chuột gồm 70 thợ xây nhập cư.

Sia không phải là người duy nhất. Hầu hết phụ nữ ở đây đều tắm giặt cùng nhau hàng sáng và đi lấy nước dùng cho cả ngày. Không có vòi hoa sen hay phòng tắm trong nhà, bể chung này là nguồn nước duy nhất của họ.

Uỷ ban Vệ sinh của chính phủ Ấn Độ, cơ quan được thành lập năm 2014 nhằm cải thiện hạ tầng và dẹp bỏ các nhà tiêu ngoài trời, tuyên bố 100% hộ gia đình đã được tiếp cận toilet. Tuy nhiên, Puneet Srivastava, quản lý chính sách tại tổ chức phi chính phủ Hỗ trợ Nước sạch Ấn Độ, cho hay trọng tâm của uỷ ban trên chỉ là xây dựng toilet trong các hộ gia đình và chưa bao hàm một lượng lớn khu ổ chuột.

Ví dụ, tại khu Dharavi ở Mumbai, chỉ có một toilet trên 1.440 dân cư và 78% toilet cộng đồng ở các khu ổ chuột của Mumbai thiếu bể nước, theo khảo sát năm 2019 của Tập đoàn Quản lý Đô thị Mumbai.

Hôm qua, Bộ trưởng Nhà ở và Các vấn đề Đô thị Ấn Độ cho hay trên toàn Ấn Độ đều có toilet và mọi người có thể dùng chung. Tuy nhiên, Sania Ashraf, một nhà dịch tễ học, cho rằng trong bối cảnh đại dịch, việc dùng chung toilet có thể gây nguy cơ nhiễm bệnh nếu không vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, hệ thống thông gió kém cũng góp phần làm lây lan virus. Điều này đặc biệt gây lo ngại khi có bằng chứng cho thấy bệnh nhân phát tán virus thông qua phân, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm trong các toilet chung và những nơi vẫn dùng nhà tiêu ngoài trời.

Lý do tiếp theo khiến những người sống trong các khu ổ chuột không thể tự cách ly đơn giản là họ cần phải đi làm . Thu nhập của các lao động nhập cư thường chỉ đủ ăn, khoảng gần 140 đến 450 rupee/ngày (1,8 - 6 USD), theo Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngày nào không đi làm thì họ không có thu nhập. Điều này không chỉ xảy ra sau lệnh phong toả mà đã bắt đầu trong khoảng 20 ngày qua.

"Các chuỗi cung ứng hàng hoá đóng cửa. Nhân công mất việc làm. Họ không có tiền mua nhu yếu phẩm. Và không giống như người giàu, họ không đủ tiền để tích trữ đồ. Họ chỉ mua đồ đủ dùng trong ngày nhưng bây giờ các siêu thị đều hết hàng", nhà kinh tế học Arun Kumar cho hay.

Người lao động rời thành phố, đi bộ về quê dọc một đường cao tốc Ấn Độ. Ảnh: AFP

Người lao động rời thành phố, đi bộ về quê dọc một đường cao tốc Ấn Độ. Ảnh: AFP

Sonia Manikraj, một giáo viên 21 tuổi sống ở khu ổ chuột Dharavi cho hay cô phải ra ngoài để mua thực phẩm và vì các tiệm tạp hoá chỉ mở cửa từ 11h đến 15h, đường sá thì khá chật hẹp nên lúc nào cũng đông đúc.

Vì thế, người lao động đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: đi làm và bị nhiễm bệnh, hoặc ở nhà Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog và chết đói. Có những người không có lựa chọn. Ví dụ những công nhân vệ sinh được xem là làm công việc thiết yếu nên được loại trừ khỏi lệnh hạn chế đi lại.

"Họ được yêu cầu đi làm hàng ngày. Một số người thậm chí thu thập rác thải trong bệnh viện, sau đó về nhà và sống trong những khu ổ chuột đông đúc", Milind Ranade, người sáng lập Kachra Vahatuk Shramik Sangh, một tổ chức ở Mumbai về vấn đề lao động, cho hay. "Họ không có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào như găng tay hay khẩu trang, cũng không có chiến dịch nâng cao nhận thức nào để dạy cho họ về những nguy hiểm của việc lây truyền nCoV. Điều gì sẽ xảy ra khi họ mắc bệnh?".

Gói kích thích kinh tế trị giá 22,5 tỷ USD của chính phủ Ấn Độ bao gồm bảo hiểm y tế trị giá 5 triệu rupee/người (66.500 USD) ở tuyến đầu như y bác sĩ, nhân viên y tế, và cả công nhân vệ sinh ở các bệnh viện công. Tuy nhiên, những người sống quanh họ và có nguy cơ lây bệnh từ họ không được tính đến.

Nhà kinh tế học Kumar cho hay việc xét nghiệm nCoV trên diện rộng sẽ mang lại hiệu quả. Đến ngày 29/3, Ấn Độ đã tiến hành gần 35.000 xét nghiệm, tương đương tỷ lệ 19 xét nghiệm trên mỗi triệu dân. Chi phí xét nghiệm tại bệnh viện tư hay phòng thí nghiệm ở Ấn Độ là 4.500 rupee (60 USD), trong khi việc xét nghiệm miễn phí ở các bệnh viện công rất hạn chế.

Mahender là nhân viên vệ sinh của một khu chung cư ở Mumbai, kiếm 5.000 rupee/tháng (66 USD) để nuôi vợ, 3 con và người bố 78 tuổi. Nếu cần chăm sóc y tế, anh không phải là đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm thuộc gói kích thích kinh tế của chính phủ.

"Điện thoại của tôi reo liên hồi và cư dân trong toà nhà mà tôi dọn vệ sinh đang gọi tôi quay lại làm việc", anh kể. "Nhưng tôi không có khẩu trang hay găng tay, thậm chí không có xà bông để rửa tay trước khi ăn. Tôi biết nếu hôm nay không đi làm, họ sẽ thuê người khác".

Cuối tuần qua, hàng chục nghìn người trong số 45 triệu lao động nhập cư Ấn Độ bắt đầu những chuyến đi dài xuôi ngược về các làng quê. Do hệ thống đường sắt Ấn Độ đang tạm thời dừng hoạt động, nhiều người không có lựa chọn nào khác là đi bộ hàng trăm km về nhà. Họ có rất ít lý do để ở lại. Hầu hết đã mất việc làm ở thành phố do lệnh phong toả và các khu ổ chuột có nguy cơ lây lan virus.

Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Bền vững tuần trước cảnh báo tỷ lệ mắc Covid-19 trên toàn cầu là 2-3%, nhưng tại các khu ổ chuột Ấn Độ, tỷ lệ có thể cao hơn 20% do điều kiện sinh sống đông đúc.

Hàng nghìn lao động nhập cư chờ lên xe buýt về quê sau lệnh phong toả ở ngoại ô New Delhi hôm 28/3. Ảnh: AFP

Hàng nghìn lao động nhập cư chờ lên xe buýt về quê sau lệnh phong toả ở ngoại ô New Delhi hôm 28/3. Ảnh: AFP

Hôm 28/3, chính quyền các bang Uttar Pradesh, Bihar và Haryana đã bố trí hàng trăm xe buýt chở người dân về quê, gây ra cảnh tượng hỗn loạn khi hàng nghìn người đổ đến các bến, tìm cách chen chân lên xe buýt.

Tuy nhiên, hôm qua, Thủ tướng Modi đã yêu cầu tất cả các bang phong toả biên giới để ngăn chặn lây lan virus về vùng nông thôn. Giới chức đang nỗ lực truy tìm hàng triệu lao động nhập cư đã quay về những ngôi làng nhỏ khắp cả nước để yêu cầu họ cách ly trong 14 ngày.

Sia, người sống ở công trường xây dựng tại Gurugram, không bắt được xe. Cô không có nhiều lựa chọn để thoát khỏi khu ổ chuột giữa dịch bệnh.

"Từ khi mất việc, tôi đã không có thu nhập 20 ngày rồi. Tôi được trả 5 USD/ngày, chút tiền đủ để tôi nuôi sống gia đình", Sia nói. "Khi mọi thứ đóng cửa, tôi tin chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài sống trong nghèo đói và sự bẩn thỉu ở thành phố này".

Anh Ngọc (Theo CNN )

Bãi biển Nha Trang đông nghịt người

Ba ngày sau khi Thủ tướng chỉ đạo không tập trung trên 20 người, bãi biển đường Trần Phú vẫn đông người. Đoạn từ đối diện tháp Trầm Hương đến đường Yersin, hàng trăm người tắm, tập thể dục, đá bóng, chạy bộ..., trong đó có nhiều trẻ em được người lớn dẫn theo. Rất đông người không mang khẩu trang.

Bãi tắm Nha Trang đông nghịt người, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Bãi tắm Nha Trang đông nghịt người, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Ông Nguyễn Duy Hải, 39 tuổi, nhà cách biển 2 km, có hai con (8-11 tuổi) được nghỉ học hai tháng qua, gửi ở nhà nội. "Tranh thủ lúc chưa cấm tắm biển, mình đưa vợ con ra đây hóng mát, chứ ở nhà mãi chúng chán", ông nói. Còn ông Khương, 63 tuổi, cho biết cùng vợ đi tập thể dục rồi tắm biển vì duy trì thói quen thường ngày.

Quán xá dọc biển Nha Trang ngừng hoạt động, song nhiều người bán hàng rong như mực nướng, bánh tráng, dừa... vẫn mời chào khách. Một số bãi giữ xe khách tắm biển vẫn mở cửa, lấy với giá 5.000 đồng mỗi lượt.

Trên bờ, hệ thống loa phát thanh liên tục phát, thông báo "khuyến cáo không tập trung để phòng chống Covid-19".

Dịch vụ giữ xe bên bờ biển Nha Trang vẫn đông khách, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Dịch vụ giữ xe bên bờ biển Nha Trang vẫn đông khách, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó chủ tịch UBND Nha Trang nói đã gửi thông báo đến các cơ sở kinh doanh dọc bãi biển, yêu cầu đóng cửa để phòng chống Covid-19. Nhưng với bãi biển, chính quyền chỉ cảnh báo không tập trung đông người chứ chưa cấm. Lực lượng chức năng nhiều ngày qua ngoài phát loa thì thường xuyên kiểm tra, nhắc mọi người phải cách xa nhau trên hai mét.

Lãnh đạo thành phố cho rằng, bờ biển là nơi người dân tận hưởng ưu đãi thiên nhiên kết hợp chữa bệnh. Hơn nữa bờ biển từ đường Trần Phú kéo đến Phạm Văn Đồng khá dài (hơn 10 km), nếu cứ hạn chế trong nhà mà không thể dục thì cũng sinh bệnh. Do vậy, chính quyền thành phố đang bàn bạc việc này.

Sau ca khỏi bệnh và xuất viện hôm 4/2, đến nay Khánh Hòa chưa ghi nhận thêm trường hợp nào nhiễm nCoV. Ngành Y tế của địa phương đang cách ly 771 người trong tình trạng sức khỏe bình thường.

Tại TP Quảng Ngãi , ngày 30/3, nhà chức trách đã dùng barie ngăn người dân xuống tắm bãi biển Mỹ Khê, ông Phạm Thanh Trí, Phó ban Quản lý Khu du lịch Mỹ Khê cho biết. Khu vực rào chắn được công an, dân phòng trực gác đến tối.

Đường vào bãi biển Mỹ Khê, TP Quảng Ngãi được chắn barrier ngăn người dân tắm biển, chiều 30/3. Ảnh: Phạm Linh.

Đường vào bãi biển Mỹ Khê, TP Quảng Ngãi được chắn barie ngăn người dân tắm biển, chiều 30/3. Ảnh: Phạm Linh.

Bãi biển Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Mỹ Khê là bãi tắm nổi tiếng nhất Quảng Ngãi. Những hôm trước, mỗi ngày có hàng trăm đến hàng nghìn người đến tắm ở bãi biển này, bất chấp cảnh báo không tập trung đông người.

Hiện Quảng Ngãi chưa ghi nhận ca dương tính nCoV, nhưng phần lớn các cơ sở thể thao, du lịch, nhà hàng, cà phê, quán bar, massage... đều đóng cửa theo yêu cầu của Thủ tướng và Chủ tịch UBND tỉnh.

Hôm 29/3, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo đóng cửa các bãi tắm công cộng đến 14/4, để tránh tập trung đông người.

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ phòng chống Covid-19 chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố, bãi biển vẫn còn nhiều người, một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc việc không tập trung trên 20 người.

Thủ tướng đề nghị người dân ở nhà , không ra đường nếu không có việc thật sự cần thiết. Chính phủ sẽ có chính sách đảm bảo an sinh xã hội, trước mắt với người thu nhập quá thấp; đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phù hợp, chất lượng để người dân không quá khó khăn.

Xuân Ngọc - Phạm Linh

"Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch" - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam

*Câu chuyện do Paul Neville - đồng sáng lập nền tảng học tiếng anh qua video - chia sẻ trên Seattle Times. Anh đã có 14 năm làm trong Bộ ngoại giao của Mỹ, tốt nghiệp ĐH Washington và sinh sống ở Seattle.

Gia đình tôi rời Việt Nam hơn 1 tuần trước, vừa kịp trước khi mọi chuyến bay quốc tế bị chặn lại. Thế nhưng thay vì cảm giác nhẹ nhõm khi trở về quê hương, tôi lại thấy cảnh giác hơn rất nhiều khi chứng kiến Mỹ có quá nhiều điểm thiếu sót khi phòng chống đại dịch Covid-19, nếu so với ở châu Á. Tôi bỗng dưng thực sự lo ngại về khả năng Mỹ có thể vượt qua cơn khủng hoảng lần này. 

Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam - Ảnh 1.

Gia đình Paul Neville trở về Việt Nam

Khi Bộ ngoại giao Mỹ ban hành cảnh báo đi lại mức cao nhất (cấp 4), thúc giục mọi công dân trở về nước, gia đình tôi lập tức mua vé rời khỏi Việt Nam. Dù Covid-19 đang gia tăng tại Mỹ, nhưng tôi vẫn muốn trở về nhà, vì tin rằng nơi ấy có nền y tế hàng đầu thế giới. 

Ở Việt Nam, theo yêu cầu của chính phủ, tất cả mọi người khi đến nơi công cộng đều phải đeo khẩu trang. Mọi tòa nhà đều có nhân viên trang bị máy đo thân nhiệt, cung cấp nước rửa tay ngay tại sảnh. Trên chuyến bay từ TP. Hồ Chí Minh đi Đài Bắc (Trung Quốc), chính phủ yêu cầu mọi hành khách phải đeo khẩu trang, kể cả cậu con trai 2 tuổi của tôi. Việt Nam - cũng giống như nhiều quốc gia tại châu Á, tiến hành ứng phó với đại dịch Covid-19 một cách cực kỳ nghiêm túc.

Nhưng trong chuyến bay chuyển tiếp từ Đài Bắc về Seattle, chỉ có phân nửa hành khách đeo khẩu trang. Chuyến bay ấy, tôi suýt trở thành hiện tượng mạng xã hội vì chặn lối đi của 3 cô gái trẻ vừa trở về từ Thái Lan. Họ giả vờ ho, đùa giỡn về nguy cơ nhiễm Covid-19. Tôi đưa cho họ khẩu trang, nhưng cả 3 từ chối với vẻ mặt kiêu ngạo bất cần. Dễ giận thật sự, nhưng vợ tôi kéo tôi ngồi xuống, trước khi cả 3 bị đuổi khỏi máy bay và kẹt lại Đài Loan. 

Khi hạ cánh tại Seattle, tôi đã tưởng tượng được thấy cảnh các nhân viên y tế trong trang phục chống độc, trên tay có thiết bị đo nhân nhiệt. Bởi Seattle - cũng giống như Vũ Hán của Trung Quốc hay Milan của Ý - là tâm dịch tại Mỹ. Nhưng thay vào đó, mọi thứ chẳng khác gì bình thường.

Khi tôi hỏi nhân viên hải quan rằng tại sao cô không đeo khẩu trang, cô đáp "vì chẳng có mà đeo" kèm theo ánh mắt như thể tôi đã hỏi một thứ gì đó ngớ ngẩn. Bi kịch thay, Covid-19 là dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh, và chỉ cần một ai đó nhiễm bệnh hắt hơi gần đó thôi cũng đủ để cô nhiễm bệnh rồi. Nó cũng bi kịch chẳng kém gì việc thiếu hụt bộ xét nghiệm cả.

Hàng trăm người đang chết mỗi ngày tại Ý vì Covid-19, kể cả khi họ đã phong tỏa cả đất nước. Khi không có nỗ lực quyết liệt giống châu Á, dự đoán cho thấy Seattle và nhiều thành phố khác của Mỹ chỉ còn khoảng 3 tuần để đạt đến con số khủng khiếp đang xảy ra với nước Ý. 

Ở Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, nếu một người nhiễm bệnh, chính phủ sẽ đóng cửa cả tòa nhà, thậm chí phong tỏa toàn chung cư. Sau đó, các cơ quan y tế sẽ lần theo vết di chuyển của người nhiễm bệnh, xét nghiệm cho những ai người này tiếp xúc. Căng thẳng và nghiêm túc là thế, các quốc gia này hiện đang phải đối mặt với đợt bùng dịch thứ hai.

Thực tế cho thấy, vẫn còn rất nhiều người Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Mỹ đang không đánh giá Covid-19 đúng mức. Ở thời điểm hiện tại, cả nghìn tỉ đô đã "bốc hơi", trong khi hàng triệu lao động mất việc. Còn điều gì có thể thuyết phục mọi người rằng dịch bệnh này là rất nghiêm trọng? 

Các dự báo xu hướng, biểu đồ thực tế không có tác dụng. Liệu mọi người có thức tỉnh nếu chẳng may một người nổi tiếng nhiễm bệnh rồi qua đời, hoặc khi nạn nhân là người thân của họ? Quả thực, tỉ lệ tử vong của Covid-19 có thể không cao, nhưng ít nhất 20% số người nhiễm bệnh cần đến sự chăm sóc đặc biệt, và thậm chí có thể chịu tổn thương phổi vĩnh viễn. Liệu người Mỹ có cần phải đợi đến khi số người nhiễm vượt xa Trung Quốc (thực tế đã vượt rồi), và số người chết hơn cúm mùa mỗi năm thì mới thay đổi nhận thức?

Trong khi Trung Quốc đang vượt qua đỉnh dịch và tái khởi động nền kinh tế, Mỹ vẫn đang loay hoay giữa cơn bão dịch bệnh. Có thể họ sẽ tăng tốc, và vượt mặt Mỹ ngay lúc này. 

Dẫu vậy, chúng ta không thể bỏ cuộc. Tôi không muốn phải hối hận vì trở về Mỹ, bởi hóa ra Việt Nam mới là nơi an toàn hơn. Tất cả mọi người phải tuân theo yêu cầu của chính phủ: "ở trong nhà". Ngoài ra, chính quyền cần tăng tốc làm xét nghiệm cho tất cả mọi người, phân phối đủ khẩu trang cho nhân viên y tế và công chức tại nơi công cộng. Đồng thời, cần ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng, bao gồm cả đi máy bay. 

Con người là giống loài kiên cường. Sẽ có lúc mọi chuyện chấm dứt, nhưng hành động cần phải quyết liệt ngay tức thì. Tất cả mọi người đều cố gắng để tồn tại và vượt qua dịch bệnh, và để làm được thì cần tránh để mọi chuyện xấu đi. 

Nguồn: Seattle Times