Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Bỏ tiền vào đâu để sinh lời?

Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường AC Nielsen (2018), hơn 70% người dân Việt Nam xem tiết kiệm là lựa chọn ưa thích. Ưu điểm thanh khoản cao (có thể rút tiền bất kỳ lúc nào), kỳ hạn linh hoạt, ít rủi ro nhưng gửi tiết kiệm thì lãi suất lại thấp so với các kênh đầu tư khác. Người gửi tiền thường nhận được mức lãi suất 4,3–9% một năm tuỳ từng kỳ hạn, số tiền và ngân hàng.

Tuy nhiên, ngoài gửi tiết kiệm, người không chuyên tài chính có thể lựa những hình thức đầu tư khác để "tiền không nằm im".

Khách gửi tiền tại ngân hàng. Ảnh: Anh Tú.

Khách gửi tiền tại ngân hàng. Ảnh: Anh Tú.

Chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là loại giấy tờ có giá gần tương tự sổ tiết kiệm, được ngân hàng phát hành từng đợt tuỳ vào nhu cầu huy động vốn. Chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá, kỳ hạn đa dạng nhưng thường là dài trên 1,5 năm. Đây là một kênh đầu tư ít rủi ro, lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm.

Người mua chứng chỉ tiền gửi thường không được rút trước hạn nhưng có thể chuyển nhượng và cầm cố để vay vốn. Tính thanh khoản nói chung kém hơn gửi tiết kiệm. Kênh đầu tư này phù hợp với những người không có ý định dùng tiền trong thời gian dài (trên 1,5 năm).

Trái phiếu ngân hàng

Trái phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ có giá khác do ngân hàng phát hành, có các mệnh giá khác nhau, rủi ro thấp. Trong các đợt phát hành gần đây, kỳ hạn của trái phiếu ngân hàng thường dài hơn 2 năm, thậm chí lên tới 5-10 năm.

Lãi suất của trái phiếu ngân hàng kỳ hạn 2-3 năm thường từ 6,5% đến 7,3% mỗi năm, ngang với lãi suất tiết kiệm dài hạn, nhưng số tiền bỏ ra lớn hơn. Còn trái phiếu kỳ hạn dài 5-10 năm, có mức lãi suất cố định khoảng 8% hoặc lãi suất thả nổi bằng trung bình tiết kiệm 12 tháng cộng biên độ 1-2%. Nếu ngân hàng không mua lại trái phiếu vào ngày thực hiện quyền mua lại, lãi suất trái phiếu áp dụng cho 2 năm cuối có thể lần lượt bằng lãi suất kỳ hạn 12 tháng cộng thêm 2,5-3% một năm, tuy nhiên đa phần nhà băng đều mua lại để tránh việc phải trả lãi cao. Với lãi suất thực tế các nhà băng công bố, trái phiếu ngân hàng đang kém hấp dẫn hơn so với chứng chỉ tiền gửi cùng kỳ hạn.

Về tính thanh khoản, loại trái phiếu này không được phép thanh toán trước hạn, nhưng các ngân hàng có thể mua lại sau khoảng nửa thời gian. Khách hàng cũng có thể cầm cố tại chính ngân hàng hoặc bất kỳ nhà băng nào khác khi có nhu cầu vay vốn với lãi suất chênh lệch khoảng 0,5% một năm. Ngoài ra, người sở hữu trái phiếu có quyền chuyển nhượng, bán, cho tặng, thừa kế...

Cần lưu ý, hiện nay, nhiều ngân hàng Công ty dịch thuật Đồng Nai còn phân phối trái phiếu do doanh nghiệp phát hành với mức lãi suất lên tới 11-13% một năm, thậm chí lên tới 20%. Khách hàng khi mua trái phiếu doanh nghiệp do ngân hàng phân phối cần phải hiểu rõ đây là hình thức đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cảnh báo nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa có kinh nghiệm đầu tư không nên mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi cao. Các doanh nghiệp thường phát hành theo hình thức riêng lẻ không công khai đầy đủ thông tin, phần lớn trái phiếu không chuyển đổi và không tài sản đảm bảo, vì vậy có rất nhiều rủi ro đối với người mua.

Quỹ mở

Ngoài các sản phẩm do ngân hàng cung cấp, người dân cũng có thể bỏ tiền vào chứng chỉ quỹ của quỹ mở, được phân phối qua kênh ngân hàng. Thay vì trực tiếp chơi chứng khoán, đây là hình thức khách hàng góp tiền cho quỹ đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.

Số tiền tối thiểu có thể đầu tư vào quỹ mở thường là vài triệu đồng. Có 3 loại danh mục cho khách hàng lựa chọn: đầu tư vào trái phiếu; đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu và đầu tư vào mỗi cổ phiếu. Mức lợi suất kỳ vọng nhận được cho ba danh mục này là khác nhau và cũng không có bất kỳ cam kết lợi suất nào từ phía quỹ mở bởi giá trị danh mục đầu tư biến động từng ngày. Đây là kênh đầu tư có rủi ro đi kèm với mức lợi nhuận kỳ vọng tốt hơn nhiều so với gửi tiết kiệm, mua trái phiếu và chứng chỉ quỹ của ngân hàng.

Lấy ví dụ với quỹ mở VCBF, liên doanh giữa Vietcombank và FTI. Quỹ đầu tư vào trái phiếu của VCBF có lợi nhuận kỳ vọng trên 8% một năm. Quỹ đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu có lợi nhuận 13,6% trung bình mỗi năm kể từ khi quỹ thành lập trong 5 năm gần đây. Quỹ đầu tư vào cổ phiếu có lợi nhuận trung bình hơn 14% một năm trong 4 năm trở lại đây.

Về tính thanh khoản, khách có thể rút tiền khỏi quỹ bất kỳ lúc nào. Quỹ có trách nhiệm mua lại với giá được công bố tại ngày giao dịch. Đây là kênh đầu tư sinh lời trong dài hạn và tỷ suất lợi nhuận thay đổi hàng năm tuỳ theo kết quả đầu tư của quỹ.

Nhìn chung, chứng chỉ quỹ phù hợp với người chưa có đủ kiến thức về đầu tư, không có thời gian theo dõi thị trường hằng ngày, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và mong muốn mức lợi suất tốt trong dài hạn.

Trái phiếu Kho bạc Nhà nước

Các ngân hàng cũng phân phối trái phiếu của Kho bạc Nhà nước (Bộ Tài chính) cho nhà đầu tư cá nhân. Trái phiếu Kho bạc có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng, không có rủi ro. Lãi suất của trái phiếu 3-10% tuỳ thời điểm, kỳ hạn, là hình thức đầu tư có lãi suất thấp nhất so với các kênh còn lại.

Trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 2 năm, 3 năm, nhưng phần lớn là kỳ hạn dài 5 năm trở lên, 10 năm, 15 năm, 30 năm. Người nắm trái phiếu Kho bạc cũng không được phép thanh toán trước hạn mà chỉ có thể mua bán, chuyển nhượng cho các nhà đầu tư khác.

Quỳnh Trang

Gửi bài viết chia sẻ tại đây hoặc về kinhdoanh@vnexpress.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét