Động thái này được đưa ra nhiều Văn phòng dịch thuật tháng sau khi một lãnh đạo cấp cao của POCO - Jai Mani, từng làm việc tại Google - và một số thành viên sáng lập cốt lõi khác rời bỏ nhãn hiệu con này. Xiaomi khẳng định POCO F1, chiếc smartphone duy nhất từng được ra mắt dưới nhãn hiệu POCO, là một thiết bị "thành công". POCO F1 có giá 300 USD và hiện diện tại 50 thị trường trên thế giới.
Manu Kumar Jain, Phó chủ tịch của Xiaomi, cho biết POCO đã tạo được danh tiếng cho riêng mình chỉ trong một thời gian ngắn.
" POCO F1 là một chiếc điện thoại cực kỳ phổ biến trong nhiều nhóm người dùng, và vẫn là một sản phẩm hàng đầu trong phân khúc của nó ngay cả khi đã bước sang năm 2020. Chúng tôi nhận thấy đã đến lúc để POCO tự hoạt động, đó là lý do vì sao chúng tôi vui mừng được công bố rằng POCO sẽ tách ra thành một nhãn hiệu độc lập"
Một người phát ngôn của Xiaomi xác nhận rằng POCO hiện đã là một công ty độc lập, nhưng không chia sẻ thêm rằng công ty này sẽ được tổ chức như thế nào.
Xiaomi từng lập ra nhãn hiệu POCO để giới thiệu các mẫu smartphone cao cấp cạnh tranh trực tiếp với các smartphone flagship của OnePlus và Samsung. Trong một bài phỏng vấn vào năm 2018, Alvin Tse, giám đốc của POCO, và Mani, cho biết họ đang phát triển một vài mẫu smartphone và đang nghĩ đến các sản phẩm điện tử khác nữa.
Tại thời điểm đó, công ty có 300 nhân viên làm việc tại POCO, và họ " chia sẻ tài nguyên" với công ty mẹ.
" Chúng tôi hi vọng có thể đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng... Nếu chúng tôi có thể mang lại cho họ một thứ gì đó đủ cuốn hút ở một mức giá mà họ chưa bao giờ tưởng tượng đến trước đây, rất nhiều người sẽ hứng thú với việc tận hưởng những công nghệ đỉnh cao" - Tse nói.
Tuy nhiên, không ai biết tại sao Xiaomi không bao giờ tung ra chiếc smartphone tiếp theo dưới nhãn hiệu POCO, dù rằng hãng khẳng định chiếc smartphone đầu tiên đã thành công như ý muốn.
POCO F1
Kể từ sau khi tung ra chiếc POCO F1, Xiaomi - vốn nổi tiếng vì sản xuất các smartphone bình dân và tầm trung - đã tung ra một loạt các smartphone cao cấp, như K20 Pro. Hồi đầu tuần này, Xiaomi tiếp tục công bố đang có kế hoạch ra mắt một loạt các smartphone cao cấp mới tại Ấn Độ, thị trường quan trọng nhất của hãng, và cũng là nơi hãng đang nắm giữ vị trí số 1.
" Những sản phẩm mới sẽ thuộc nhiều phân khúc, điều chúng tôi nghĩ sẽ giúp 'Mi' duy trì được sự hứng thú của người tiêu dùng trong năm 2020. Chúng tôi còn dự định mang các mẫu smartphone cao cấp từ dòng Mi, vốn thu được lợi nhuận cao kỷ lục kể từ khi gia nhập thị trường" - Raghu Reddy, giám đốc phân khúc tại Xiaomi Ấn Độ, cho biết.
Có vẻ như đó là một lời giải thích. Theo phân tích thì các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã lập ra nhiều nhãn hiệu con trong nhiều năm qua để tung ra các mẫu máy khác biệt so với hình ảnh nhãn hiệu của chính công ty họ. Xiaomi cần POCO bởi các nhãn hiệu smartphone Mi và Redmi của họ đã quen thuộc với người dùng ở phân khúc tầm trung và bình dân. Nhưng khi công ty bắt đầu bước chân vào thị trường cao cấp và nhận được sự chú ý, thì nhãn hiệu con có lẽ không phải là công cụ marketing tốt nhất.
Tarun Pathak, một nhà phân tích cấp cao tại công ty nghiên cứu Counterpoint, cho biết động thái này sẽ cho phép nhãn hiệu Mi vươn lên trong phân khúc smartphone cao cáp khi mà công ty bắt đầu cân nhắc công nghệ 5G một cách nghiêm túc.
" POCO có thể tiếp tục tạo ra các thiết bị flagship, nhưng ở một mức giá thấp hơn và có 4G. Chiến lược 5G đòi hỏi một dòng smartphone cao cấp mang thông điệp nhất quán ở mọi khu vực địa lý... và Mi đáp ứng tốt điều đó hơn là POCO" - ông nói.
Ngoài ra, Xiaomi có những thứ lớn hơn cần quan tâm.
Gã khổng lồ điện tử Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc mở rộng mảng dịch vụ Internet, trong bối cảnh tìm cách giảm sự lệ thuộc vào các sản phẩm điện tử. Doanh thu Quý III của XIaomi đạt 7,65 tỷ USD, tăng 3,3% từ mức 7,39 tỷ USD trong Quý II và 5,5% kể từ Quý III/2018.
Quan trọng hơn là doanh thu từ mảng smartphone của Xiaomi đạt 4,6 tỷ USD trong Quý III năm ngoái, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Công ty chỉ bán được 32,1 triệu smartphone trong khoảng thời gian này, và đổ lỗi cho sự suy giảm của thị trường smartphone Trung Quốc.
Tham khảo: TechCrunch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét