Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch nCoV của TP HCM tối 25/2, ông Lê Hồng Sơn (Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) đề xuất, ngày 16/3 cho trẻ lớp lá (trên 5 tuổi) và học sinh lớp 5 đi học lại nhưng không tổ chức ăn sáng, không bán trú. Các lớp còn lại của cấp mầm non và tiểu học sẽ có thông báo sau tùy theo tình hình dịch bệnh.
Ở bậc THCS, THPT, giáo dục thường xuyên, ngày 2/3 học sinh lớp 9 và 12 đi học trở lại nhưng không học buổi thứ hai và bán trú. Các lớp còn lại ở hai bậc này và trung tâm kỹ năng sống, ngoại ngữ, dạy thêm sẽ đi học lại từ ngày 16/3.
Ông Sơn cho biết hiện TP HCM có hơn 73.000 học sinh lớp 12 và gần 100.000 em học lớp 9. Sở đang yêu cầu quận, huyện và các trường trực thuộc rà soát, thống kê cán bộ, giáo viên và học sinh có đi qua Trung Quốc, Hàn Quốc và các tỉnh thành trong nước có dịch nCoV trong 14 ngày qua.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp tối 25/2. Ảnh: Mạnh Tùng. |
Ở khối trường nghề, TP HCM có 203 trường cao đẳng, trung cấp, giáo dục nghề nghiệp. Theo khảo sát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, gần một nửa số trường đề xuất đi học lại từ đầu tháng 3, còn lại đề xuất đi học lại sau ngày 16/3.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, hiện Chính phủ chưa chốt ngày học sinh đi học lại, nếu Thủ tướng có quyết định về lịch học thì thành phố thay đổi cho phù hợp. Đề xuất mà Sở Giáo dục và Đào tạo đưa ra là phương án để thành phố chủ động trong việc cho học sinh đi học trở lại.
Ông Phong phân tích, với hơn 2.000 trường học, quy mô mỗi trường 1.000-2.000 học sinh, nếu tất cả học sinh đi học thì TP HCM cần 3-4 triệu khẩu trang. Điều này là bất khả thi vì không đủ nguồn cung. "Nếu học sinh đi học đồng loạt, có nơi đeo, có nơi không đeo khẩu trang, xảy ra lây bệnh thì xác định thế nào?", ông Phong nói.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho rằng, với số lượng học sinh rất đông, trường học là nơi có nguy cơ phát thành dịch nếu không giám sát, phát hiện kịp thời. Sở Y tế đang kết hợp với ngành giáo dục, chuẩn bị những biện pháp phòng bệnh tốt nhất nếu học sinh trở lại trường.
Trước đó, họp Thường trực Chính phủ chiều 24/2 tại Hà Nội, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho học sinh THPT trở lên có thể đi học từ đầu tháng 3 vì sức đề kháng tốt và bảo vệ bản thân tốt hơn, đảm bảo thời gian thi chuyển cấp, tuyển sinh vào đại học và du học nước ngoài. Học sinh mầm non, tiểu học, THCS do chưa có ý thức bảo vệ bản thân, sĩ số lớp học đông, có thể nghỉ thêm hai tuần tùy diễn biến dịch, sau đó sẽ quyết định.
Trong khi đó, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, qua đánh giá tình hình của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, việc kiểm soát dịch bệnh đang được thực hiện tốt. Bộ đã ban hành khung chương trình năm Công ty dịch thuật chuyên nghiệp - MIDtrans Blog học 2019-2020 để làm căn cứ cho các địa phương quyết định thời gian học sinh đi học trở lại. Nếu không có diễn biến xấu của dịch thì học sinh toàn quốc đi học lại từ 2/3.
Kết luận tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ chưa chốt cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 3 mà sẽ xem xét diễn biến dịch bệnh trên thế giới đến cuối tuần này để cân nhắc, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Lãnh đạo Chính phủ không phản đối khung chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trước đó. Cụ thể, thời gian kết thúc năm học trước ngày 30/6; xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, THCS trước 15/7. Tuyển sinh lớp 10 hoàn thành trước ngày 15/8; thi THPT quốc gia từ 23 đến 26/7.
Sau kỳ nghỉ Tết 7-16 ngày, hơn 22 triệu học sinh từ mầm non tới THPT nghỉ học hết tháng 2 để phòng tránh dịch nCoV. Riêng TP HCM ngày 20/2 gửi văn bản tới Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo kiến nghị cho học sinh cả nước nghỉ học hết tháng 3, học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7, kỳ thi THPT quốc gia diễn ra cuối tháng 7, chậm hơn một tháng so với năm 2019.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét