Trong phiên tòa tổ chức hôm thứ Hai, Apple đã đồng ý chia 18 triệu USD tiền phạt cho các nguyên đơn. Họ là những người đã kiện Apple vì làm vô hiệu hóa FaceTime trên iPhone 4 và iPhone 4s của họ vào năm 2014.
Thỏa thuận bao gồm việc mở một quỹ chung trị giá 18 triệu USD, tức gần 30% tổng thiệt hại trung bình theo ước tính của nhà kinh tế và tư vấn chính sách người Mỹ Justine S. Hastings. Luật sư phía nguyên đơn ước tính, phiên dịch mỗi người thắng kiện sẽ được nhận 3 USD/thiết bị mặc dù số tiền trên có thể tăng. Điều kiện để được nhận bồi thường là các thiết bị iPhone đời cũ như iPhone 4 và 4s của họ phải đang chạy iOS 6 và chưa jailbreak.
Hai người đại diện vụ kiện là Christina Grace và Ken Potter ước tính sẽ được nhận khoản tiền bồi thường 7,5 ngàn USD. Trong khi đó, nhóm luật sư đại diện vụ kiện tập thể sẽ được hưởng 30% số tiền bồi thường, tương đương 5,4 triệu USD cho phí luật sư và 1,1 triệu USD tiền bồi hoàn các chi phí phát sinh.
Thỏa thuận giải quyết trên của Apple được đưa ra trong bối cảnh vụ kiện đã kéo dài hơn 3 năm chưa ngã ngũ. Và những người đâm đơn kiện Apple vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện đến cùng.
FaceTime ra mắt vào năm 2010 dưới dạng công nghệ truyền hình trực tuyến cho iPhone. Tại thời điểm đó, Apple đã sử dụng hai phương thức chuyển dữ liệu âm thanh và video giữa nhiều thiết bị. Đầu tiên Apple sử dụng kết nối trực tiếp ngang hàng (P2P) và sau đó là phương thức chuyển tiếp dựa vào máy chủ của bên thứ ba. Các cuộc gọi FaceTime khi đó sử dụng máy chủ của Akamai đã khiến Apple tốn kém rất nhiều so với kỹ thuật P2P.
Tuy nhiên cho đến năm 2012 khi công nghệ P2P của Apple bị phát hiện vi phạm bằng sáng chế thuộc sở hữu của VirentX. Sau đó tòa án ra phán quyết buộc Apple phải ngừng sử dụng các giao thức kết nối trực tiếp và chuyển hướng các cuộc gọi FaceTime thông qua các máy chủ chuyển tiếp của bên thứ ba. Và tất nhiên điều này khiến ban lãnh đạo Apple đứng ngồi không yên vì tốn kém chi phí.
Để giải quyết vấn đề liên quan đến chi phí máy chủ, Apple đã tự mình phát triển giao thức ngang hàng mới và giới thiệu trên iOS 7 ra mắt vào năm 2013. Vào thời điểm đó, một phần chủ sở hữu iPhone 4 và 4s chưa sẵn sàng nâng cấp từ iOS 6 lên iOS 7 vì lý do hệ điều hành mới gây ra các lỗi trên các thiết bị cũ, đặc biệt là FaceTime. Điều này được lý giải vì Apple muốn người dùng hạn chế sử dụng phương thức kết nối cũ trên iOS 6 sử dụng máy chủ của Akamai.
Chính vì lý do đó nhiều người cho rằng, Apple đã cố tính "phá hỏng" FaceTime để khuyến khích người dùng nâng cấp lên iOS 7. Trong khi đó phía Apple đổ lỗi cho vấn đề tương thích khi người dùng nếu muốn dùng FaceTime ổn định, tốt nhất nên nâng cấp lên iOS 7.
Phía bị đơn là Apple sau đó đã chấp nhận theo vụ kiện cho tới tháng 1/2020 vừa qua trước khi đồng ý với bản thỏa thuận giải quyết vụ kiện.
Tham khảo AppleInsider
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét